Người đạp xe tập thể dục trong làn ô tô bỏ chạy khi thấy CSGT TP.HCM
Trong khi các nghiên cứu trước đây cho thấy ăn cá giúp giảm mức độ khuyết tật ở những người mắc bệnh đa xơ cứng (MS), thì ít nghiên cứu nào khám phá liệu nó có thực sự làm chậm quá trình tiến triển của bệnh hay không.Để điều tra vấn đề này, các nhà nghiên cứu đã phân tích dữ liệu từ 2.719 bệnh nhân MS mới được chẩn đoán - trung bình 38 tuổi - từ nghiên cứu Điều tra dịch tễ học về bệnh đa xơ cứng (EIMS) của Thụy Điển.Trong khi đó, các nhà nghiên cứu theo dõi tiến triển bệnh của từng người tham gia trong tối đa 15 năm bằng thang đánh giá tình trạng khuyết tật mở rộng (EDSS) - công cụ dùng để đo mức độ khuyết tật ở bệnh nhân mắc bệnh đa xơ cứng.Kết quả đã phát hiện ra rằng ăn càng nhiều cá nạc và cá béo càng giúp giảm nguy cơ bị khuyết tật nghiêm trọng cho bệnh nhân MS.Cụ thể, những người tiêu thụ nhiều cá nhất đã giảm 44% nguy cơ khuyết tật nghiêm trọng và giảm 45% nguy cơ khuyết tật độ 3 và giảm 43% nguy cơ tiến triển thành khuyết tật độ 4 so với những người ăn ít hoặc không ăn cá, theo chuyên trang khoa học ScitechDaily.Sau 5 năm, có 288 người tăng lượng cá tiêu thụ và 124 người giảm lượng cá tiêu thụ.Kết quả cho thấy những người tăng lượng cá tiêu thụ từ điểm 2 - 3 lên 5 - 6 trong vòng 5 năm sau khi phát bệnh đã giảm 20% nguy cơ khuyết tật nặng so với những người tiếp tục ăn ít hoặc không ăn cá.Đáng chú ý, những người tăng lượng cá tiêu thụ từ điểm 2 lên 5 - 6, đã giảm đến 56% nguy cơ bị khuyết tật nặng so với những người vẫn ăn ít cá nhất.Các nhà nghiên cứu giải thích rằng sở dĩ ăn cá làm được điều kỳ diệu này là nhờ các chất dinh dưỡng chống viêm và bảo vệ não trong cá. Điều này cho thấy chế độ ăn uống đóng vai trò lớn trong việc kiểm soát MS và các bệnh tương tự.Mặc dù axit béo omega-3, chủ yếu có trong cá béo, có thể góp phần làm chậm quá trình tiến triển của bệnh, nhưng taurine, một loại axit amin có nhiều trong cá và hải sản, cũng góp phần quan trọng vào tác dụng này.Các tác giả đã kết luận rằng kết quả đã nhấn mạnh vai trò tiềm tàng của chế độ ăn uống, đặc biệt là việc tiêu thụ cá, như một chiến lược điều trị bổ sung cho bệnh MS, theo ScitechDaily.Tuy nhiên, họ cũng cho biết cần nhiều nghiên cứu thêm để xác nhận các phát hiện và khám phá các cơ chế sinh học.Bệnh đa xơ cứng (MS) là căn bệnh trong đó hệ thống miễn dịch tấn công lớp vỏ bảo vệ bao phủ các sợi thần kinh. Từ đó làm gián đoạn sự giao tiếp giữa não và các bộ phận còn lại của cơ thể. Cuối cùng, căn bệnh này có thể gây tổn thương vĩnh viễn cho các sợi thần kinh.Bệnh có thể gây tê liệt, yếu, khó hoặc không thể đi lại, mất thị lực và các triệu chứng khác. Một số người bệnh nặng có thể mất khả năng tự đi lại hoặc không thể di chuyển. Không có cách chữa khỏi bệnh đa xơ cứng. Tuy nhiên, có những phương pháp điều trị giúp đẩy nhanh quá trình phục hồi sau các cơn, làm chậm quá trình tiến triển bệnh và kiểm soát các triệu chứng, theo phòng khám Mayo Clinic (Mỹ).Trao huy hiệu 'Tuổi trẻ dũng cảm' cho 2 học sinh cứu người đuối nước
Khám phá một trong những lễ hội thú vị nhất thế giới: 'Bữa tiệc' ánh sáng ấn tượng
UBND tỉnh Vĩnh Phúc khẳng định chuyển đổi số là mục tiêu, là giải pháp tối ưu, thiết thực trong thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới nhằm cải thiện và tạo dựng cuộc sống tốt đẹp hơn cho người dân khu vực nông thôn.
Không có điều kiện sử dụng ô tô hay các phương tiện khác như xe khách, máy bay, tàu hỏa,… hoặc để thuận tiện hơn khi di chuyển, rất đông người Việt lựa chọn trở về quê dịp Tết Nguyên đán bằng xe máy. Thế nhưng, khác với ngày thường, vào dịp cuối năm, nhu cầu di chuyển tăng cao, lưu lượng phương tiện giao thông trở nên dày đặc. Điều này khiến việc sử dụng xe máy, đặc biệt cho những chuyến đi xa về quê, trở thành một thách thức không nhỏ.Do đó, nếu bạn chọn xe máy làm phương tiện về quê ăn tết, hãy chú ý đến một số điểm quan trọng sau:Xe là "đôi chân", là yếu tố quan trọng nhất cho chuyến đi. Do đó, trước khi lên đường, bạn nên dành thời gian kiểm tra xe. Trên xe máy, một số chi tiết, bộ phận như dầu nhớt, bu-gi, má phanh, bóng đèn… có tuổi thọ nhất định và cần được kiểm tra thay thế định kỳ.Bên cạnh đó, với những chuyến đi đường dài, nên kiểm tra cả hai bánh xe, bơm lốp đảm bảo áp suất lốp. Trường hợp lốp đã bị mòn, bạn nên thay thế ngay. Với xe máy số, nên kiểm tra hệ thống sên, nhông, dĩa… với xe tay ga nên chú ý đến dây cu-roa dẫn động. Nếu phát hiện các chi tiết này bị mòn, hư hỏng cũng nên thay thế để đảm bảo an toàn trên suốt hành trình.Ngoài ra, nên kiểm tra các đèn chiếu sáng, đèn xi nhan và trang bị đủ 2 gương chiếu hậu để đảm bảo tầm quan sát. Nếu không thể tự tay kiểm tra, bạn nên mang xe đến trạm dịch vụ, đại lý để bảo dưỡng trước khi lên đường.Không giống những chuyến đi thường ngày, với hành trình về tết, thường sẽ chất theo rất nhiều hành lý, đồ đạc. Vì vậy, để đảm bảo an toàn khi di chuyển bằng xe máy, bạn nên thu xếp hành lý gọn gàng. Chỉ nên ưu tiên những món đồ thực sự cần thiết. Ngoài ra, nên mang ba lô cá nhân, hành lý gọn nhẹ phía sau, để không làm cản trở tầm quan sát và thao tác khi lái xe.Lưu ý, chằng néo hành lý chắc chắn. Theo những tay lái có kinh nghiệm chạy đường dài, những đồ đạc, hàng hóa cồng kềnh nên để chung vào một va-li to và buộc chặt phía sau yên xe. Riêng các vật dụng gọn nhẹ cần dùng trong quá trình di chuyển như giấy tờ xe, nước uống, áo mưa… nên cho vào một ba-lô nhỏ để phía trước để dễ dàng lấy ra khi cần.Đặc biệt, cần chú ý đổ đầy bình xăng trước khi buộc xếp hành lý. Việc tính toán trước sẽ giúp bạn không phải lặp lại thao tác dỡ và chằng buộc lại hành lý khi dừng lại đổ xăng giữa đường (với hành trình ngắn), hoặc hạn chế tối đa việc làm này.Ngoài phương tiện, sức khỏe của tài xế và các thành viên cũng hết sức quan trọng. Trước chuyến đi, nên sắp xếp thời gian nghỉ ngơi hợp lý để đảm bảo thể trạng khỏe mạnh, tinh thần minh mẫn; đặc biệt là tài xế. Không nên thức quá khuya vì sẽ dễ gây buồn ngủ khi lái xe, điều này cực kỳ nguy hiểm.Ngoài ra, nếu di chuyển quãng đường dài, bạn cũng nên tính cung đường, chia chặng để dừng nghỉ cho hợp lý. Hạn chế đi "ráng", bởi giải pháp này không những không giúp rút ngắn được hành trình mà trái lại còn dễ khiến các thành viên trở nên mệt mỏi, đuối sức.Cuối cùng, để đảm bảo an toàn cho hành trình về chơi Tết, người lái nên tuân thủ nghiêm luật giao thông. Đặc biệt, vào những ngày giáp Tết, nhiều tuyến đường nối các thành phố lớn đến các tỉnh lân cận thường ách tắc, tình hình giao thông khá phức tạp. Vì vậy, nên điều khiển xe đi đúng làn đường và chú ý biển báo để đảm bảo luôn lưu thông đúng tốc độ cho phép. Giữ khoảng cách an toàn với xe đi phía trước. Tuyệt đối không vượt lên rồi đột ngột giảm tốc, bởi hành động này rất dễ gây tai nạn xảy ra tai nạn.Ngoài ra, tuyệt đối không sử dụng điện thoại di động khi đang lái xe, trong trường hợp cần thiết nên tấp xe vào lề để đảm bảo an toàn. Tùy vào chiều dài quãng đường, nên tính toán thời gian xuất phát phù hợp để tránh trường hợp phải gấp gáp dẫn đến mất an toàn.
Nhận định Real Madrid vs Chelsea (2g ngày 28.4): An toàn là mục tiêu tối thượng
Việt Nam hiện có 4 loại vắc xin cúm mùa lưu hành, đem lại hiệu quả tương đồng, trong đó sản phẩm duy nhất do Việt Nam tự sản xuất là Ivacflu-S của Viện Vắc xin và Sinh phẩm Y tế (IVAC). Theo thống kê của Tổ chức Y tế thế giới (WHO), hàng năm có khoảng 5-10% người lớn và 20-30% trẻ em trên thế giới mắc bệnh cúm, trong đó khoảng 500.000 ca tử vong liên quan đến bệnh này. Tại Việt Nam, mỗi năm ghi nhận từ 1-1,8 triệu ca mắc cúm.Theo TS Dương Hữu Thái, Viện trưởng IVAC, nước ta nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới, do đó bệnh cúm có thể xuất hiện quanh năm. Bệnh cúm thường gây ra bởi 3 chủng virus cúm A, B và C. Trong đó, cúm A phổ biến nhất trong các đợt cúm mùa, thường xuất hiện các biến chủng mới và liên tục biến đổi, khả năng lây nhiễm cao, dễ gây biến chứng nguy hiểm, dẫn đến nhiều đợt dịch. Chủng cúm này thường là tổ hợp giữa các kháng nguyên H và N tạo ra các tác nhân gây bệnh như cúm A/H3N2, A/H1N1. Trong khi đó, cúm B thường gây ra những ổ dịch lẻ tẻ. Còn cúm C thì hiếm gặp.Các đối tượng có nguy cơ cao bị ảnh hưởng nặng nề bởi cúm bao gồm trẻ nhỏ dưới 6 tuổi, người cao tuổi (trên 65 tuổi), phụ nữ mang thai và những người mắc bệnh nền như tim mạch, bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính (COPD), hen suyễn… Ở những đối tượng này, cúm có thể gây biến chứng nguy hiểm như viêm phổi, suy hô hấp hoặc làm trầm trọng thêm các bệnh lý sẵn có.Điểm đặc biệt của vi rút cúm mùa là khả năng biến đổi liên tục hàng năm, tạo ra nhiều chủng cúm khác nhau. Do đó, vắc xin cúm cũng được sản xuất theo mùa, luôn cập nhật, thay đổi và sản xuất mới thường xuyên để ứng phó với những chủng cúm lưu hành tại mỗi thời điểm theo khuyến cáo của WHO, giúp tối ưu khả năng bảo vệ sức khỏe người dân. Theo các chuyên gia y tế, đối với các bệnh truyền nhiễm nói chung và bệnh cúm mùa nói riêng thì vắc xin là vũ khí hiệu quả nhất để phòng ngừa bệnh. Hiện nay, tại Việt Nam đang lưu hành 4 loại vắc xin cúm mùa, trong đó có 3 loại nhập khẩu từ Pháp, Hà Lan, Hàn Quốc và một loại vắc xin do Việt Nam tự sản xuất là Ivacflu-S của IVAC. Điểm chung của cả 4 loại vắc xin này là đều được sản xuất theo công nghệ vắc xin bất hoạt, có thành phần tương đương nhau.Ivacflu-S là vắc xin cúm mùa duy nhất do Việt Nam sản xuất, được WHO và Tổ chức Y tế toàn cầu PATH (trụ sở tại Mỹ) hỗ trợ phát triển từ cơ sở vật chất, công nghệ đến thử nghiệm lâm sàng. "Trước đây, trong giai đoạn đầu phát triển và được cấp phép, đối tượng chỉ định của vắc xin Ivacflu-S có giới hạn. Tuy nhiên, hiện nay đối tượng chỉ định của vắc xin cúm Ivacflu-S cũng tương đồng với các loại vắc xin của nước ngoài, là từ 6 tháng tuổi trở lên. Có thể nói, về kỹ thuật, công nghệ, công thức thành phần, đối tượng chỉ định của cả 4 loại vắc xin đang lưu hành tại Việt Nam hiện nay là tương đồng với nhau", TS Dương Hữu Thái, Viện trưởng IVAC, cho biết.Nói về thời điểm tiêm vắc xin cúm, TS Dương Hữu Thái cho biết thêm cúm mùa tại Việt Nam được chia thành hai mùa dịch chính là mùa Bắc bán cầu (từ tháng 10 đến tháng 3 năm sau) và mùa Nam bán cầu (từ tháng 4 đến tháng 9). Như vậy, thời điểm người dân tiêm chủng tốt nhất nên tiêm trước 2 tuần đến 1 tháng trước khi mùa cúm bùng phát. "Việc tiêm vắc xin sớm nhằm đón đầu mùa dịch, để cơ thể có đủ thời gian tạo miễn dịch và bảo vệ cơ thể tốt nhất. Đối với những người có nguy cơ cao như trẻ nhỏ, người cao tuổi, phụ nữ mang thai, có thể tiêm nhắc lại 2 lần/năm. Ngoài ra cần chọn đúng loại vắc xin được khuyến cáo cho mỗi mùa Bắc bán cầu và Nam bán cầu để tăng cường hiệu quả bảo vệ", TS Thái nói.Được biết, hằng năm, 6 tháng 1 lần, WHO dựa trên dữ liệu dịch tễ học và di truyền của virus cúm để khuyến cáo các chủng sử dụng trong thành phần vắc xin cúm mùa Bắc bán cầu và Nam bán cầu.Thông tin thêm về vắc xin 4 chủng và 3 chủng, TS Dương Hữu Thái cho biết trước đây, WHO khuyến cáo sử dụng vắc xin 4 chủng gồm: A/H1N1, A/H3N2, B/Yamagata, B/Victoria. Tuy nhiên, dựa trên các dữ liệu về sự lưu hành các chủng cúm trên toàn cầu, cho thấy từ tháng 3.2020 đến nay, không còn thấy sự lưu hành của chủng cúm B/Yamagata. Do đó, WHO đã khuyến cáo loại trừ thành phần chủng B/Yamagata khỏi vắc xin cúm mùa, nhằm tối ưu hiệu quả phòng bệnh. Từ năm 2025, Mỹ và một số quốc gia đã chính thức chuyển sang sử dụng vắc xin 3 chủng (A/H1N1, A/H3N2, B/Victoria). Hiện tại, IVAC cũng sản xuất vắc xin cúm Ivacflu-S theo công thức 3 chủng, với công suất khoảng 1 triệu liều mỗi năm và dự kiến nâng công suất lên 3 triệu liều/năm vào năm 2030. Đồng thời, IVAC cũng đang nghiên cứu phát triển vắc xin cúm đóng sẵn trong bơm tiêm để tăng tính tiện lợi, giúp người dân dễ dàng tiếp cận hơn. Từ nhiều năm nay, Ivacflu-S đã được phân phối và lưu hành rộng rãi trên cả nước. Người dân có thể đến các cơ sở tiêm chủng để tiêm vắc xin cúm mùa, bảo vệ sức khỏe cho bản thân và gia đình. Việc tiêm vắc xin đầy đủ, đúng thời điểm sẽ góp phần giảm thiểu nguy cơ lây lan cúm trong cộng đồng, bảo vệ sức khỏe toàn dân.